Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh co giật ở trẻ em và 5 nguyên nhân chính gây co giật

Co giật tuy không phải một tình trạng quá phổ biến ở trẻ nhưng lại là loại bệnh gây nguy hiểm và có khả năng để lại di chứng cao nếu không được kiểm soát kịp thời. Điều mà cha mẹ cần làm khi trẻ bị co giật là bình tĩnh xử lý và hỗ trợ điều trị đúng cách. Vậy bạn nên làm thế nào? Cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết về bệnh co giật ở trẻ em và 5 nguyên nhân chính gây co giật dưới đây.

Xem thêm: Bệnh chốc mép ở trẻ em và 3 cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh co giật ở trẻ em và 5 nguyên nhân chính gây co giật
Tìm hiểu về bệnh co giật ở trẻ em và 5 nguyên nhân chính gây co giật  

Tìm hiểu chung về bệnh co giật ở trẻ em

Bệnh co giật ở trẻ em thực tế là một dạng rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, càng lớn hơn thì co giật ở trẻ lại càng gặp ít hơn.

Khi bị co giật, đầu tiên trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện lạ từ lưỡi như thè ra ngoài hay rung liên tục mất tự chủ trong miệng. Từ lưỡi, các rung lắc bất thường xuất hiện thêm ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể như mắt, miệng,…

Tiếp đến, trẻ sẽ có biểu hiện duỗi hoặc giật cả 2 tay, 2 chân mất kiểm soát, một số trường hợp trẻ có thể gục đầu, há miệng và chảy dãi. Nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến tự cắn lưỡi gây ra nhiều hiểm họa khôn lường.

Khi co giật chuyển biến nặng hơn, trẻ có thể rơi vào tình trạng ngưng thở 1 thời gian ngắn, đi kèm tím tái cơ thể và mất nhận thức tạm thời.

5 nguyên nhân chính gây ra co giật ở trẻ em

  1. Các nguyên nhân nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh co giật ở trẻ em. Trong đó, chủ yếu là 4 dạng nhiễm trùng sau:

  • Viêm màng não, viêm não
  • Áp xe não
  • Sốt cao dẫn đến co giật
  • Nhiễm ký sinh trùng ở não hoặc hệ thần kinh

Đây là nguyên nhân nghiêm trọng và rất dễ để lại di chứng về thần kinh và bệnh não sau này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó mà khi co giật, cha mẹ nên liên lạc với cơ sở y tế để được can thiệp đúng cách và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến co giật ở trẻ
Sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến co giật ở trẻ
  1. Dấu hiệu của các bệnh tâm – thần kinh

Bên cạnh các nguyên nhân nhiễm trùng bên trong, co giật ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số bệnh tâm – thần kinh, chủ yếu là:

  • Các dị tật bẩm sinh do các yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình hình thành, phát triển trong bào thai
  • Bệnh thoái hóa não
  • Thiếu oxy lên não
  • Bệnh động kinh
  • Sang chấn tâm lý do các tác động bất ngờ
  1. Rối loạn chuyển hóa các chất có trong máu

Một số rối loạn chuyển hóa các chất trong máu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh co giật. Bao gồm:

  • Tăng lượng CO2 trong máu đột ngột
  • Giảm lượng canxi, magie, hay đường trong máu
  • Thiếu oxy trong máu
  • Thiếu pyridoxine
  1. Ngộ độc

Tình trạng ngộ độc ở trẻ cũng có thể dẫn đến co giật như:

  • Ngộ độc các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia
  • Sốc hoặc phản ứng với các thành phần thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều
  • Ngộ độc hóa chất độc hại như chì, CO
  1. Chấn thương

Trẻ gặp một số tại nạn gây chấn thương tác động đến mạch máu như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não cũng gây ra tình trạng co giật nguy hiểm.

Co giật nặng ở trẻ phải cần đến sự can thiệp kịp thời của y bác sĩ
Co giật nặng ở trẻ phải cần đến sự can thiệp kịp thời của y bác sĩ

Cha mẹ nên làm gì để xử trí co giật ở trẻ?

Một số cha mẹ thường bị hoảng loạn khi thấy con mình gặp tình trạng co giật có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng cho con. Điều mà bạn cần làm là tìm hiểu và áp dụng những cách xử trí co giật đúng cách để bảo vệ trẻ.

Thứ nhất, để trẻ nằm xuống và nghiêng sang 1 bên để giữ đường thở cho trẻ không bị nghẹt gây nguy hiểm. Tư thế nằm nghiêng cũng có thể hạn chế tình trạng cắn lưỡi ở trẻ. Tuyệt đối không cố gắng nhét bất cứ vật lạ gì vào miệng con.

Lưu ý nên dọn dẹp sạch sẽ những vật có thể gây nguy hiểm xung quanh chỗ nằm của trẻ.

Thứ hai, nếu trẻ co giật kèm theo sốt quá cao khoảng 39 độ C có thể dùng các biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ và thuốc hạ sốt đúng liều lượng.

Thứ ba, với bất kỳ trường hợp co giật nào cha mẹ cũng nên nhanh chóng nhờ đến cấp cứu hoặc chủ động đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Mọi sự can thiệp từ y bác sĩ kịp thời đều mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cha mẹ nên học cách xử trí co giật kịp thời và đúng cách ở trẻ
Cha mẹ nên học cách xử trí co giật kịp thời và đúng cách ở trẻ

Nhìn chung, bệnh co giật không quá phổ biến nhưng lại rất dễ gây ra di chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cũng có hiểu biết toàn diện về tình trạng co giật và cách xử trí để bảo vệ con mình.

Đừng để một phút lơ là của bạn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho con sau này!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button