Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ

Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng và ngày càng nhiều trẻ bị mắc phải căn bệnh này. Bệnh mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc nắm được thông tin về căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Chi tiết về bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em sẽ được đưa ra trong nội dung của bài viết dưới đây.

Xem thêm: 7 nguyên nhân gây bệnh đau chân ở trẻ em

Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em

Ba loại tế bào máu giữ vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể người đó là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Việc thuyên giảm một trong ba loại tế bào máu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông của máu. Với tiểu cầu nói riêng, khi cơ thể trẻ thiếu tiểu cầu sẽ dẫn đến tình trạng máu không đông, xuất huyết.

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nên máu
Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nên máu

  Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em còn có tên gọi khác là bệnh giảm tiểu cầu. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tế bào máu này có chức năng giúp máu đông lại khi cơ thể có những viết thương.  Thông qua việc kết dính chặt vào thành mạch, tiểu cầu giải phóng các chất nhầy để nhằm mục đích làm đông máu.

Tủy xương là cơ quan có chức năng sản sinh ra tiểu cầu .Bệnh thiếu tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiểu cầu ở người bình thường là từ 15.000-400.000/ml máu. Khi nồng độ tiểu cầu thấp hơn mức trên thì trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thiếu tiểu cầu.

Biểu hiện của bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em

Trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh thiếu tiểu cầu có những biểu hiện đặc trưng như:

– Trẻ bị chảy máu ở vùng da, niêm mạc.

– Trên da trẻ xuất hiện các nốt chấm, màng bầm tụ.

Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của căn bệnh thiếu tiểu cầu
Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của căn bệnh thiếu tiểu cầu

– Trẻ bị chảy máu lợi, tai, chân răng, máu mũi….

– Trẻ ở giai đoạn nặng còn có tình trạng xuất hiện não, nội tạng, xuất huyết phổi….

Điểm khó khăn nhất để phát hiện bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em là bệnh thường có các triệu chứng ngầm trong cơ thể, các triệu chứng bên ngoài lại khá dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Các vết máu tụ trên da dễ nhầm với các vết bầm tím trong quá trình trẻ vui chơi, hoạt động.Chính việc phát hiện bệnh muộn là lý do khiến căn bệnh này khó điều trị, thời gian điều trị lâu dài và tốn kém về mặt chi phí.

Các vết u máu dễ nhầm lẫn với các vết bầm tím khi trẻ vui chơi
Các vết u máu dễ nhầm lẫn với các vết bầm tím khi trẻ vui chơi

Top 3 nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải về tình trạng thiếu tiểu cầu ở trẻ nhỏ. Trong đó có ba nhóm nguyên nhân lớn sau đây được coi là tác nhân chính gây ra căn bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em.

Tình trạng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi

Tình trạng này gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau như đông máu trong lòng mạch khiến lượng tiểu cầu tiêu thụ gia tăng, cơ thể xuất hiện nhiều u máu lớn ở các vị trí khác nhau, nhiễm khuẩn huyết, giảm tiểu cầu do nhiễm khuẩn…..Ngoài ra, còn có các bệnh khác như cơ thể xuất hiện kháng thể kháng lại tế bào máu, bệnh lupus ban đỏ, bệnh tan máu tự miễn.

Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều u máu lớn làm giảm tiểu cầu
Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều u máu lớn làm giảm tiểu cầu

Tình trạng tủy xương giảm sản sinh ra tiểu cầu

Khi xét đến nguồn gốc sinh ra tiểu cầu, nguyên nhân gây bệnh được xác định do việc tủy xương suy giảm chức năng sản sinh ra tiểu cầu. Lý do gây ra bởi các bệnh như suy tủy, các bệnh ở tủy xương như ung thư tủy….Khi này lượng tiểu cầu được sản sinh ra giảm, không đủ cung cấp cho cơ thể.

Tủy xương có chức năng sản sinh ra tiểu cầu
Tủy xương có chức năng sản sinh ra tiểu cầu

Thiếu tiểu cầu do yếu tố di truyền

Việc trẻ bị thiếu tiểu cầu do di truyền là trong gia đình có gen lặn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Cha mẹ trẻ mang gen lặn nhưng khi sinh ra bé có khả năng mắc phải căn bệnh này. Tình trạng này gây ra do sự đột biến của gen ADAMTS13. Hậu quả là máu của trẻ có tình trạng đông bất thường. Dẫn tới việc tiểu cầu bị suy giảm đột ngột.

Bếnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em thường xảy ra cấp tính, nếu không chữa trị ngay sẽ dẫn tới tình trạng mãn tính. Thông thường, có khoảng 80% trẻ em thường hồi phục sau khi chữa trị trong thời gian từ 1 đến ba tháng khi ở giai đoạn cấp tính. Với tình trạng nặng hơn đòi hỏi thời gian điều trị và các phương pháp điều trị phức tạp. Diễn biến khó lường và khó điều trị dứt điểm.

Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm khi các bậc cha mẹ không kịp thời phát hiện ra các triệu chứng của bệnh. Bài viết đã đưa ra những biểu hiện của bệnh một cách rõ ràng để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Chúc bạn sẽ luôn có cho mình những sự hiểu biết tốt nhất để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm cho con yêu.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button