Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Mặc dù đến 90% chảy máu cam là do các nguyên nhân vô căn và không gây nhiều nguy hiểm. Thế nhưng vẫn còn khoảng 10% đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh chảy máu cam ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh, cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả nhất

Cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh chảy máu cam ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh
Cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh chảy máu cam ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh

3 nguyên nhân chính gây ra bệnh chảy máu cam ở trẻ em

  1. Nguyên nhân vô căn

Có đến 90% trẻ bị chảy máu cam do các nguyên nhân vô căn có nghĩa là những lý do không xác định được. Lúc này, tình trạng chảy máu cam là lành tính và không mang đến nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ tự nhiên bị chảy máu cam thì cha mẹ hãy xác định bên mũi bị chảy máu của trẻ, sau đó bằng biện pháp phù hợp cầm máu kịp thời. Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu ra sau làm máu chảy ngược vào họng gây sặc, nôn mửa.

  1. Các tác động từ bên ngoài đến mũi

Thực chất, chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc mũi chủ yếu là ra phía trước. Do đó mà các tác động mạnh hay va đập vào các vi mạch máu trong mũi cũng có thể gây ra tình trạng chảu máu mũi.

Một số tác động từ bên ngoài vào mũi điển hình như trẻ móc hay ngoáy mũi bằng vật sắc nhọn, gây tổn thương mạch máu ở mũi. Trường hợp khác cũng có thể do mắc dị vật trong mũi hay bé hít mũi không đúng cách.

Nếu mạch máu mũi của bé quá nhạy cảm cũng dễ xảy ra tình trạng chảy máu cam khi thời tiết quá hanh khô, hoặc sử dụng điều hòa trong một thời gian dài. Thậm chí xì mũi mạnh hay rặn quá mạnh khi đại tiện cũng có thể là nguyên nhân tác động đến mạch máu gây chảy máu cam.

Gặp các nguyên nhân này, cha mẹ nên bình tĩnh tìm cách xử lý, sơ cứu cầm máu tạm thời cho trẻ, không được làm cho trẻ lo sợ.

Trường hợp mắc phải dị vật trong mũi tuyệt đối không nên cố tìm cách lấy ra. Thay vào đó hãy đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp can thiệp kịp thời của y học.

Thói quen thọc ngoáy mũi cũng gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ
Thói quen thọc ngoáy mũi cũng gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ
  1. Do bệnh lý

Cha mẹ cũng không nên quá chủ quan khi trẻ thường xuyên chảy máu cam, bởi đây có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý ở trẻ.

Các bệnh phổ biến dẫn đến chảy máu cam ở trẻ là viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhiễm trùng mũi họng. Một số loại thuốc kháng viêm hay xịt trực tiếp vào mũi cũng có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu cam.

Hiếm gặp hơn chỉ khoảng dưới 10%, chảy máu cam có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như các khối u vách ngăn mũi, u xơ vòm mũi họng,… Số ít trẻ còn thường chảy máu cam do mắc phải các dị dạng mạch máu hoặc rối loạn chảy máu.

Để chẩn đoán được các nguyên nhân này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm chuẩn xác hơn từ y bác sĩ.

Cách sơ cứu chảy máu cam tại nhà cha mẹ cần biết

Khi phát hiện con bị chảy máu cam, cha mẹ cần kịp thời đưa ra các biện pháp sơ cứu tại chỗ.

Đầu tiên, cha mẹ cần xác định được vị trí chảy máu của bé là bên trái hay bên phải, nếu trẻ lớn cha mẹ hãy yêu cầu con xì ra các cục máu đông hình thành trong mũi.

Tiếp đó, đặt con ngồi thẳng, đầu hi ngả về phía trước, tránh để máu chảy ngược lại họng. Đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt cánh mũi khoảng 10 phút để cầm máu. Sau khi thả tay hãy xem thử máu đã ngừng chảy chưa. Nếu máu đã ngừng chảy bạn có thể cho bé uống một ly nước mát và dặn bé ngồi nghỉ ngơi một chút.

Trường hợp không cầm máu được, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được khắc phục tình trạng chảy máu kịp thời tránh gây nguy hiểm đến bé.

Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam và lượng máu chảy nhiều, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Đặt trẻ đúng tư thế để cầm máu hiệu quả
Đặt trẻ đúng tư thế để cầm máu hiệu quả

Chú ý khi xử trí chảy máu cam cho trẻ, tránh tuyệt đối các điều sau:

  • Mất bình tĩnh khiến con thêm căng thẳng và lo sợ
  • Cho trẻ ngửa đầu ra sau theo quan niệm chữa chảy máu cam từ xưa làm máu chảy ngược vào họng gây nôn mửa
  • Cho bông, giấy, vài hay những thứu tương tự vào mũi để cầm máu. Thực tế chúng chỉ làm cho các mạch máu tổn thương lớn hơn và có thể tắc đường thở

Phòng tránh chảy máu cam cho bé bằng cách nào?

Trước khi học cách sơ cứu chảy máu cam tại nhà cho trẻ, cha mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về một vài cách phòng tránh chảy máu cam cho bé:

  • Vệ sinh mũi đều đặn cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý 1 đến 2 lần mỗi tuần
  • Hạn chế để trẻ thọc ngoáy vào mũi tránh làm tổn thường các mạch máu trong mũi
  • Giữ ẩm vùng mũi cho bé
  • Cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm trong mũi với độ ẩm ngoài môi trường
Đưa trẻ đến bác sĩ nếu có biểu hiện lạ
Đưa trẻ đến bác sĩ nếu có biểu hiện lạ

Mặc dù chảy máu cam chủ yếu do nguyên nhân lành tình gây nên nhưng cha mẹ cũng không nên quá chủ quan nếu con mình gặp phải tình trạng này. Luôn sát cánh bên con để chăm sóc thật đúng cách nhé!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button