Bệnh Ở Trẻ Em

Nấm miệng ở trẻ em và top 7 triệu chứng phổ biến

Trẻ em bị nấm miệng là một tình trạng rất phổ biến. Bệnh nấm miệng ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng khác. Vậy nấm miệng ở trẻ em là căn bệnh như thế nào? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh và top 7 triệu chứng phổ biến nhé.

Xem thêm: Top 6 mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em hiệu quả nhất

Nấm miệng ở trẻ em là gì?

Ở trẻ em, bệnh nấm miệng xảy ra phổ biến. Chính bệnh nấm miệng là nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi, chảy nhiều nước dãi, chán ăn và có thể bị sốt. bệnh nấm miệng do loại nấm sinh sống trong đường ruột có tên là Candida Albicans gây ra. Những bé sinh thiếu tháng, sức đề kháng yếu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trẻ em bị nấm miệng do nấm Candida Albicans gây ra
Trẻ em bị nấm miệng do nấm Candida Albicans gây ra   

Những nguyên nhân chủ yếu gây nấm miệng ở trẻ

Hiện nay, các chuyên gia đã chỉ ra không ít những nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em như:

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, bệnh nấm miệng là do núm vú giả hoặc ở ngực của mẹ truyền sang. Khi ngực của người mẹ bị nhiễm nấm Candida sẽ có những biểu hiện như: Xuất hiện ban đỏ, ngứa, bỏng rát, đau…
  • Những trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi mắc bệnh nấm miệng là do dùng nhiều loại thuốc kháng sinh khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Những dụng cụ bị nhiễm khuẩn như bình pha sữa, đồ chơi…cũng có thể làm bé bị nhiễm nấm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ

Top 7 triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ

Những triệu chứng phổ biến ở trẻ em khi bị bệnh nấm miệng đó chính là:

  • Trong khoang miệng của bé xuất hiện những đốm nhỏ hoặc những mảng màu trắng
  • Buồn nôn, hay có cảm giác ọ ọe, nôn trớ.
  • Họng của bé bị đau rát.
  • Trẻ bị biếng ăn và khi ăn không còn cảm giác ngon miệng.
  • Khi nấm di chuyển xuống thanh quản sẽ khiến bé cảm thấy khó nuốt, bị khàn giọng.
  • Bé bị sốt nhẹ và liên tục quấy khóc.
  • Bé đau đớn, khó chịu và sút cân nhanh.

Có những cách điều trị nấm miệng nào cho trẻ em?

Nấm miệng ở trẻ em sẽ có những cách điều trị khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý.

  • Điều trị ở bé sơ sinh

Khi bé sơ sinh bị nấm miệng, bố mẹ có thể hòa nước muối loãng hay nước muối sinh lý pha sẵn để làm sạch miệng cho bé. Để thực hiện thao tác này, bạn cần chuẩn bị sẵn 1 miếng gạc y tế mỏng để quấn vào tay, đảm bảo vệ sinh trong khoang miệng cho bé.

Có thể điều trị nấm miệng cho trẻ bằng cách rơ lưỡi với nước muối
Có thể điều trị nấm miệng cho trẻ bằng cách rơ lưỡi với nước muối

Để biết bé có thích hợp rơ lưỡi, làm sạch miệng bằng mật ong hay không, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

  • Điều trị ở trẻ em trên 1 tuổi

Khi trẻ em trên 1 tuổi bị nấm miệng, có thể dùng mật ong để rơ lưỡi, làm sạch khoang miệng cho bé. Vì trong mật ong có thành phần sát khuẩn, kháng viêm cao nên phù hợp để làm sạch miệng, loại bỏ nấm và hạn chế tình trạng hôi miệng.

Chú ý: Khi vệ sinh miệng cho bé dưới 1 tuổi, bạn nên chú ý thao tác nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau đớn hơn do lưỡi bị trầy xước. Việc chà quá mạnh vào miệng của bé không giúp tình trạng nấm lưỡi thuyên giảm mà lại làm bé thêm đau đớn. Trẻ em bị nấm lưỡi kèm theo những biểu hiện khác như viêm miệng đỏ, sốt, lở loét thì cần được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Rơ lưỡi cho bé không nên làm quá mạnh tay vì sẽ khiến lưỡi bé bị tổn thương gây đau đớn hơn
Rơ lưỡi cho bé không nên làm quá mạnh tay vì sẽ khiến lưỡi bé bị tổn thương gây đau đớn hơn

Chăm sóc trẻ bị nấm miệng đúng cách

  • Bạn cần rửa tay sạch trước khi giúp bé thoa thuốc hay làm vệ sinh răng miệng.
  • Không hôn trẻ hay bón thức ăn cho trẻ.
  • Hãy tạo cho bé không gian thoải mái, hứng thú khi ăn để bé quên cảm giác đau rát, ăn được nhiều hơn.
  • Cho bé nghỉ ngơi, chơi với bé để bé quên đi miệng đang bị đau, không càn quấy khóc nhiều do khó chịu.

Những cách phòng nấm miệng ở trẻ em

Muốn hạn chế tình trạng nấm miệng ở trẻ em, bố mẹ cần chú ý vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ sau khi bú. Đối với những bé lớn hơn thì cần được bố mẹ nhắc nhở việc vệ sinh răng miệng.

Bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh núm vú giả, bình sữa và đồ chơi của bé thật sạch sẽ, không tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nấm lây lan. Chế biến cho trẻ những món ăn lành mạnh và an toàn.

Bạn cần chú ý vệ sinh bình sữa của bé đúng cách để không cho nấm xâm nhập và phát triển
Bạn cần chú ý vệ sinh bình sữa của bé đúng cách để không cho nấm xâm nhập và phát triển

Biện pháp quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua đó chính là tăng cường miễn dịch cho bé. Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày, bổ sung các loại nước trái cây, rau củ chứa vitamin C mỗi ngày.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về bệnh nấm miệng ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ cảm thấy đỡ bỡ ngỡ và lo lắng hơn khi con mình bị mắc bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button