Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh trầm cảm ở trẻ em và 5 cách điều trị mang lại hiệu quả cao nhất

Trầm cảm ở trẻ em là bệnh rối loạn về tâm trạng dẫn đến cách cư xử và hành động của trẻ đều không bình thường. Tuy ban đầu chỉ là những biểu hiện đơn thuần nhưng nếu cha mẹ vô tình bỏ qua sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vậy chẳng có lý do gì mà cha mẹ lại bỏ lỡ kiến thức về bệnh trầm cảm ở trẻ em và 5 cách điều trị để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh đẹn ở trẻ em

Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?
Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?

Những điều cha mẹ nên biết về bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em là một loại bệnh liên quan đến những rối loạn về tâm lý của trẻ gây ra cảm giác buồn bã, mất tập trung kéo dài. Tình trạng trầm cảm nặng hơn còn ảnh hưởng đến cả cách hành xử, lời nói và suy nghĩ hàng ngày của trẻ.

Đôi khi cha mẹ thường bỏ qua những biểu hiện ít nói hay kém hoạt động, thường thu mình và ít giao tiếp ở con. Thực tế đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của chứng bệnh trầm cảm nguy hiểm ở trẻ.

Bên cạnh đó thì một số dấu hiệu như thường xuyên giận dữ, cáu gắt, dễ kích động, mệt mỏi thiếu sức sống, rối loạn hành vi cũng có thể là do trầm cảm. Thậm chí một số trẻ không được điều trị kịp thời còn dẫn đến mất ngủ, thu mình, suy nghĩ nhiều về cái chết.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em mà phụ huynh cần phải biết:

  • Các yếu tố gia đình như cha mẹ ly hôn, bạo hành gia đình, người thân mất, các mối quan hệ trong gia đình quá căng thẳng
  • Thất bại trong cuộc sống như đạt điểm thấp, trượt kỳ thi, cha mẹ áp đặt thành tích quá nhiều cho con
  • Áp lực từ người khác tạo ra như bị bạn bè thường xuyên bắt nạt nhưng không dám nói. Đôi khi còn do cha mẹ không tôn trọng ý kiến của con và thường áp đặt theo mong muôn của mình
  • Thay đổi môi trường sống đột ngột làm trẻ không thích nghi kịp và cảm thấy cô dơn, lạc lõng
  • Yếu tố di truyền như cha mẹ hay người thân có người bị trầm cảm hoặc người mẹ khi mang thai mắc chứng trầm cảm

Để phòng ngừa bệnh trầm cảm và rối loạn tâm lý của con cha mẹ phải biết đến những nguyên nhân để điều chỉnh mọi yếu tố xung quanh trẻ.

Mẹ mang thai mắc bệnh trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ
Mẹ mang thai mắc bệnh trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ

5 cách điều trị trầm cảm mang lại hiệu quả cao nhất

  1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý

Vì trầm cảm là chứng bệnh thuộc về tâm trạng, suy nghĩ nên khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, hãy đưa con đến găp bác sĩ tâm lý.

Sau khi được kiểm tra và chẩn đoán có trầm cảm hay không bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho phụ huynh. Cách tốt nhất là bạn hãy phối hợp thật tốt với phương pháp của bác sĩ tâm lý để hỗ trợ điều trị mang đến hiệu quả cao nhất.

Trường hợp nặng có thể con bạn sẽ cần đến phương pháp điều trị bằng thuốc.

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý khi có dấu hiệu trầm cảm
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý khi có dấu hiệu trầm cảm
  1. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con

Thực tế thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh tâm lý của trẻ.

Thay vì cho con ăn uống quá nhiều đồ ăn nhanh, bánh kẹo, hãy bổ sung khoáng chất và vitamin cho con từ thực phẩm sạch và rau củ quả. Bữa ăn đầy đủ năng lượng sẽ giúp cải thiện tinh thần trẻ phấn chấn hơn và năng động hơn.

  1. Cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài

Trẻ bị trầm cảm thường sẽ có dấu hiệu thu mình và không thích giao tiếp, chơi với người xung quanh, không vì thế mà cha mẹ chỉ cho con ở nhà. Hãy cho con ra ngoài tham gia các hoạt động để hòa nhập hơn với bạn bè đồng trang lứa.

Nếu có thời gian, cha mẹ hãy tạo điều kiện chơi và nói chuyện với trẻ nhiều hơn để con cảm thấy thoải mái và tự tin.

Thêm vào đó, bạn cũng nên tập cho trẻ những thói quen ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và rèn luyện thân thể hàng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Cha mẹ hãy chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn
Cha mẹ hãy chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn
  1. Đừng tạo áp lực cho trẻ

Dạy dỗ trẻ không đúng cách và áp đặt quá nhiều thật ra chỉ làm bệnh trầm cảm ở trẻ chuyển biến xấu đi.

Bạn nên để tâm lý trẻ được thoải mái lựa chọn thứ mình thích và tôn trọng quan điểm của trẻ. Nói không với áp đặt thành tích trong học tập với trẻ và luôn bắt trẻ làm theo những suy nghĩ của người lớn.

Đặc biệt hạn chế tối đa việc đánh trẻ khi trẻ sai và không đánh ở chốn đông người. Thay vì dùng vũ lực hãy dùng lời nói để dạy dỗ, nhắc nhở trẻ.

  1. Tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trước khi nuôi dạy trẻ

Cách điều trị trầm cảm ở trẻ em cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến là cha mẹ hãy tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trước khi nuôi dạy con.

Trẻ bị trầm cảm thường thu mình và không thích chia sẻ cùng người khác, vì vậy cha mẹ cần quan tâm con hơn và lắng nghe, chia sẻ cùng bé.

Áp dụng ngay những kiến thức chăm sóc con đúng cách từ ngay hôm nay để luôn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong tương lai!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button