Bệnh Ở Trẻ Em

Dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em và top 3 loại chấn thương cơ bản ở não

Trẻ em thường rất hiếu động nên trong quá trình vui chơi thường gặp phải các chấn thương. Phần lớn chúng đều nhẹ và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy vậy, khi có những chấn động mạnh về đầu thì đó là có thể dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em. Chính vì thế mẹ cần trang bị các dấu hiệu nhận biết về chấn thương sọ não ở trẻ để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em và top 3 loại chấn thương cơ bản ở não

chấn thương sọ não ở trẻ em gồm những dấu hiệu nào

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương sọ não ở trẻ em


Vùng đầu là nguồn cấp máu phong phú nên khi bị chấn động mạnh sẽ gây chảy máu và làm tụ máu dưới da đầu. Do đó, khi trẻ bị va đập mạnh vào vùng này mẹ nên nhận biết dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em để đưa ra hướng xử trí đúng đắn nhất.

Theo nghiên cứu của bộ Y tế, chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở nước ta, chỉ xếp sau tim mạch. Ở trẻ em, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tai nạn như ngã, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, theo từng độ tuổi khác nhau mà sẽ có các nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh là do can thiệp khi đẻ, trẻ từ 4 đến 8 tuổi có thể do ngã khi đi xe đạp…

Các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em


  • Trẻ tạm thời mất ý thức và lơ mơ
  • Trẻ kích động, quấy khóc dữ dội, lừ đừ, bỏ bú, ngủ li bì và không tập trung
  • Xuất hiện cơn co giật ngắn ở bé và tri giác xấu dần đi
  • Biến dạng hộp sọ, trẻ than đau đầu và buồn nôn trên 5 lần, kéo dài hơn 6 giờ
  • Chảy dịch não tủy từ trong tai hoặc mũi
  • Da mặt của bé trở nên xanh xao và cảm thấy khó chịu
  • Giãn đồng tử, yếu liệt chân, hôn mê không tỉnh, bầm tím mắt và da ở phía sau tai
  • Thay đổi thị lực, nhìn mờ….
  • Trẻ bất tỉnh một lúc sau khi ngã
  • Vùng đầu bị va đập của trẻ bị chảy máu.

Top danh sách các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em

Top 3 loại chấn thương sọ não cơ bản ở trẻ em


Chấn động não

Đây là một trong những dạng chấn thương sọ não cơ bản. Lúc này não bộ sẽ bị xê dịch gây nên những vi tổn thương. Trẻ em khi bị chấn thương này sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào.

Giập não

Khi bé bị va đập mạnh thì tế bào não sẽ bị dập một phần. Lúc này nhiều tế bào thần kinh sẽ rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Tụ máu não

Đây là dạng chấn thương sọ não nặng nhất và có thể gây ra tử vong trong trường hợp máu từ não bé chảy quá nhiều.

Hiện nay thì chiều cao là một vấn đề rất được mọi người chú ý, quan tâm. Chính vì thế các bậc cha mẹ hiện nay luôn muốn con mình có một chiều cao hoàn thiện và tốt nhất. Vậy thì tạo sao lại bỏ qua bài viết Top 10 Loại Thực Phẩm Giúp Phát Triển Chiều Cao Ở Trẻ Em

Sơ cứu và xử trí thế nào khi trẻ bị chấn thương sọ não


Đối với trường hợp trẻ có dấu hiệu chấn thương sọ não và đang còn tỉnh, thì cha mẹ nên khuyến khích bé giảm thiểu mọi cử động. Bởi nếu cử động nhiều sẽ khiến vết thương trên vùng đầu chảy ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải thật sự bình tĩnh qua việc cầm máu vết thương trên đầu bé bằng cách băng lại.

Trong trường hợp trẻ bất tỉnh, cha mẹ nên giữ nguyên hiện trường. Theo dõi đường thở của bé và gọi điện cho xe cứu thương tới. Chọn bệnh viện đa khoa gần nhất để được các bác sĩ khoa ngoại thần kinh thăm khám và chẩn đoán sơ bộ.

cập nhật nhiều nhất về chấn thương sọ não ở trẻ em

Trong quá trình vận chuyển bé, mẹ nên cho trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên. Bên cạnh đó, cho trẻ nằm trên ván cứng để tránh ảnh hưởng tới tủy sống. Trường hợp có vết thương ngoài da thì nên băng bó để tránh mất máu quá nhiều.

Tuyệt đối không cho trẻ vận động mạnh hay ngồi dậy vì sẽ làm bong các nút máu đông. Đối với trường hợp trẻ có vấn đề về hô hấp, các bác sĩ sẽ ngửa đầu trẻ ra sau để nhịp thở của bé trở lại bình thường.

Qua đó, việc cha mẹ trang bị các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em cũng như cách sơ cứu rất cần thiết. Bởi vì sẽ có hướng điều trị kịp thời và giúp bé yêu nhanh khỏi bệnh hơn.

Phòng ngừa té ngã ở trẻ nhỏ


  • Cha mẹ nên thường xuyên quan sát trẻ nhỏ khi vui chơi, chạy nhảy
  • Đối với các bé còn nhỏ thì nên đặt trong cũi gỗ
  • Chiều cao rào, ban công tối thiểu 75cm
  • Không nên để sàn nhà trơn trượt hay có hành động xốc ngược trẻ
  • Không nên để trẻ đã biết bò, lật ngồi ở 1 mình trên giường
  • Dạy trẻ không leo trèo hay đứng trên ghế lung lay
  • Không nên để đồ chơi xa quá tầm với của trẻ

tổng hợp về các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em

Trên đây đã chia sẻ các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em, chị em nên biết. Qua đó, để phòng ngừa tình trạng này, các mẹ nên thường xuyên quan sát trẻ nhỏ trong lúc vui chơi. Khi trẻ có dấu hiệu chấn thương sọ não thì cần đưa bé tới ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button