Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh chậm nói ở trẻ em và 4 phương pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời

Khi còn ở giai đoạn đầu đời, mỗi trẻ có thể sẽ hình thành ngôn ngữ và tập nói ở thời điểm khác nhau nên khó có thể đem trẻ ra so sánh. Thế nhưng đôi khi ở một thời điểm nào đó bé vẫn chưa biết nói thì rất có thể con bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức về bệnh chậm nói ở trẻ em và 4 phương pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em và 4 cách phòng tránh

Làm thế nào để khắc phục bệnh chậm nói ở trẻ?
Làm thế nào để khắc phục bệnh chậm nói ở trẻ?

Làm thế nào để phát hiện trẻ mắc bệnh chậm nói?

Thực tế, kỹ năng nói của bé trong giai đoạn đầu đời sẽ hình thành và phát triển cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 9 tháng đến 12 tháng, trẻ có thể bập bẹ tập phát âm được 1 số phụ âm và biết cách dùng một số âm thanh để giao tiếp với người khác.
  • Giai đoạn 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi, trẻ tiếp tục nói thêm được một số từ đơn giản, có thể hiểu được lời người khác nói.
  • Giai đoạn trên 15 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nói được các từ ghép và câu đơn có nghĩa. Đây là giai đoạn khả năng nói phát triển tốt nhất.
  • Trên 2 tuổi, trẻ nói được nhiều câu chuẩn xác và vốn từ vựng tăng lên khá nhanh

Ở giai đoạn 1, 2 và 3 mỗi trẻ sẽ có mức độ hình thành và phát triển khả năng phát âm và nói nhanh chậm khác nhau. Thế nhưng nếu trên 2 tuổi trẻ chưa thể nói được từ ghép và câu đơn, rất có khả năng trẻ nhà bạn đã mắc bệnh chậm nói.

Nếu trẻ trên 2 tuổi không có nhiều vốn từ rất có thể trẻ đã mắc bệnh chậm nói
Nếu trẻ trên 2 tuổi không có nhiều vốn từ rất có thể trẻ đã mắc bệnh chậm nói

Các biểu hiện của trẻ mắc bệnh chậm nói

Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu của bệnh chậm nói, nếu cha mẹ không phát hiện và can thiệp hỗ trợ điều trị kịp thời tình trạng của trẻ sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy mà cha mẹ cần biết đến một số biểu hiện phổ biến của bệnh lý này.

Thứ nhất, trẻ chậm nói sẽ thích dùng hành động nhiều hơn sử dụng âm thanh và lời nói.

Thường trong giai đoạn tập nói trẻ cảm thấy rất hứng thú với những âm thanh mới, do đó sẽ luôn tìm cách phát ra lời nói để thể hiện suy nghĩ của mình. Nếu trẻ không nói mà chỉ dùng hành động thì rất có khả năng con bạn đã mắc bệnh.

Thứ hai, trẻ không bắt chước được âm thanh từ người khác.

Trẻ nhỏ có thói quen bắt chước các âm thanh lặp đi lặp lại của người khác, đây cũng là cách giúp cha mẹ tương tác và dạy nói cho trẻ. Trường hợp trẻ không có phản ứng hay không bắt chước thì có thể trẻ mắc bệnh về thính giác hoặc chậm phát triền trí óc.

Thứ ba, giai đoạn 18 tháng trở lên cho đến 3 tuổi trẻ không có nhiều vốn từ, không nói được các từ và câu đơn giản cũng là biểu hiện của bệnh chậm nói.

4 phương pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời khi trẻ chậm nói

  1. Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện chậm nói, cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế hay bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám.

Chậm nói ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như khả năng thính giác kém, khiếm khuyết các bộ phận, chức năng trong cơ thể. Cũng có trường hợp, chậm nói là dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ ở trẻ.

Lúc này tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Mọi biểu hiện chậm nói của trẻ đều nên được thăm khám
Mọi biểu hiện chậm nói của trẻ đều nên được thăm khám
  1. Giành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ

Khi trẻ ở trong giai đoạn hình thành lời nói, cha mẹ và người thân trong gia đình hãy giành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ. Lời nói của chúng ta sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn từ nhanh hơn bằng cách bắt chước những âm thanh lặp đi lặp lại.

Cha mẹ cũng có thể dạy cho trẻ những từ ngữ đơn giản nhất kèm theo hành động và hình ảnh đi kèm để trẻ ghi nhớ lâu hơn và dễ bắt chước hơn.

  1. Cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Thực tế, theo các chuyên gia việc đưa trẻ đến chỗ đông người và tham gia các hoạt động tập thể sẽ kích thích trí óc trẻ tốt hơn. Việc tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa giúp trẻ học thêm được nhiều vốn từ và nhanh biết nói hơn.

Không nên để con tự vui chơi một mình rất dễ mắc bệnh tự kỷ hoặc trầm cảm.

Cha mẹ hãy giành nhiều thời gian trò chuyện và dạy con tập nói
Cha mẹ hãy giành nhiều thời gian trò chuyện và dạy con tập nói
  1. Bổ sung chế độ dinh dưỡng

Việc hình thành khả năng nói xuất phát từ sự phát triển của não bộ. Do đó để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh chậm nói ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé.

Thay vì ăn các món ăn có hại đến sức khỏe, hãy bổ sung các thực phẩm bổ não cho bé. Nếu có điều kiện, có thể cho trẻ dùng thêm một số loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng có chỉ định từ bác sĩ nhi.

Nói tóm lại, bệnh chậm nói ở trẻ tưởng chỉ đơn giản nhưng lại dễ mang lại hậu quả tiêu cực trong tương lai cho trẻ. Vì vậy mà hãy luôn theo dõi các biểu hiện của con từ giai đoạn bắt đầu hình thành khả năng nói để hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button