Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh khó ngủ ở trẻ em và 4 nguyên nhân chính gây bệnh

Giống như người trưởng thành, giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ em bởi nó giúp cơ thể có thể thư giãn nghỉ ngơi sau thời gian dài hoạt động. Thế nhưng, không ít trẻ mắc phải bệnh khó ngủ kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Vậy do đâu mà trẻ khó ngủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh khó ngủ ở trẻ em và 4 nguyên nhân chính gây bệnh dưới đây nhé.

Xem thêm bài viết: Bệnh khô môi ở trẻ em và 5 nguyên nhân gây bệnh

Bệnh khó ngủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh khó ngủ ở trẻ em có nguy hiểm không?  

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khó ngủ ở trẻ em

  1. Căng thẳng về tâm lý

Trẻ nhỏ có thể khó ngủ do những căng thẳng về tâm lý hay tinh thần. Điển hình nhất là khi trẻ lo lắng, lo sợ về một vấn đề nào đó nên không thể đi vào giấc ngủ.

Thực tế, thần kinh của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị sang chấn do các yếu tố đơn giản như một câu chuyện kinh dị, chuyện buồn. Thậm chí nhiều bé còn tỉnh dậy giữa đêm vì gặp ác mộng.

Vì thế, khi còn nhỏ trẻ nên được ngủ cùng cha mẹ hoặc người thân trong gia đình để cảm thấy an toàn hơn. Người lớn cũng nên hạn chế tuyệt đối việc dọa nạt trẻ bằng những câu chuyện hay nhân vật không có thật để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  1. Rối loạn giờ giấc giữa chơi và ngủ

Có rất nhiều trẻ nhỏ bị rối loạn giờ giấc giữa việc chơi và ngủ, lâu ngày thành thói quen và dẫn đến bệnh khó ngủ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là do cách chăm sóc từ cha mẹ thường cho trẻ ngủ ở nơi ít ánh sáng làm con không phân biệt được giữa ban ngày và ban đêm. Từ đó dẫn đến thói quen ngủ ngày, cày đêm của trẻ và ngày càng khó ngủ về đêm hơn.

Ở trẻ nhỏ, khó ngủ về đêm cũng bắt nguồn từ giờ giấc sinh hoạt của cả gia đình và người lớn. Nhiều gia đình có thói quen thức rất trễ để xem tivi, kiểm kê hàng hóa,…, sau 9 giờ tối trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bệnh khó ngủ ở trẻ có thể do trẻ bị rối loạn giờ giấc chơi và ngủ
Bệnh khó ngủ ở trẻ có thể do trẻ bị rối loạn giờ giấc chơi và ngủ
  1. Tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh những loại thuốc có tác dụng buồn ngủ thì một số loại thuốc lại có phản ứng phụ làm căng thẳng thần kinh và gây khó ngủ cho trẻ.

Để khắc phục tình trạng này, bất kỳ loại thuốc nào dùng cho trẻ nhỏ để chữa bệnh cha mẹ đều cần nghe chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất là hạn chế cho con uống các loại thuốc có thành phần kích thích thần kinh.

  1. Dấu hiệu của một số bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh khó ngủ ở trẻ em nguy hiểm nhất là khi nó báo hiệu một bệnh lý nào đó ở trẻ như:

  • Trầm cảm: chứng trầm cảm ở trẻ sinh ra nhiều hooc môn tác động đến hệ thần kinh làm con khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là mất ngủ trầm trọng
  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Tăng động
  • Bệnh về não hoặc thần kinh,…
Bệnh trầm cảm cũng gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ
Bệnh trầm cảm cũng gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ
  1. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dễ dẫn đến bệnh khó ngủ ở trẻ được xác định là do tác động từ bên ngoài hoặc khi trẻ mắc bệnh:

  • Môi trường xung quanh quá ồn áo khi trẻ ngủ
  • Trẻ sơ sinh ướt tã, quần áo không sạch sẽ hoặc chỗ ngủ không sạch gây ngứa ngáy
  • Gối nằm kê quá cao hoặc quá thấp hoặc gối nằm quá cứng
  • Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp dẫn đến khó thở hoặc khò khè khi ngủ
  • Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Trẻ uống các đồ uống có chứa chất kích thích trước khi ngủ như cà phê
  • Cơ thể trẻ thiếu một số dưỡng chất như magie, kẽm cũng gây ra chứng khó ngủ

Điều trị bệnh khó ngủ ở trẻ em bằng cách nào?

Mất ngủ kéo dài ở trẻ có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đến thần kinh và các hệ cơ quan khác. Nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh khó ngủ dẫn đến giấc ngủ quá ngắn dẫn đến các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, …

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, magie và bổ não
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, magie và bổ não

Vì vậy mà cha mẹ nên có biện pháp điều trị kịp thời bệnh cho con để đảm bảo sức khỏe.

Đầu tiên, hãy theo dõi và xác định đúng nguyên nhân khiến con khó ngủ. Chỉ khi xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Tiếp đến, cha mẹ hãy lập ra kế hoạch chơi và ngủ hợp lý cho con, cân đối thời gian tốt nhất. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và ngủ buổi tối trước 9 giờ. Trẻ rất khó ngủ nếu thức khuya quá 12 giờ đêm.

Bạn cũng có thể hướng dẫn con các bài tập vận động cơ thể nhẹ nhàng, hít thở sâu và thư giãn tinh thần cho con bằng các câu chuyện vui. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung các thực phẩm bổ não hoặc thực phẩm chứa nhiều magie, kẽm.

Tuyệt đối không cho con ăn hoặc uống các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích.

Nếu trẻ khó ngủ kéo dài, cha mẹ không tự can thiệp điều trị được, nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ tâm lý để thăm khám và chẩn đoán cụ thể hơn.

Bằng những kinh nghiệm mà bạn bỏ túi được trong bài viết dưới đây, hãy giúp bé nhà mình ngủ ngon giấc hơn mỗi ngày nhé!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button