Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh quai bị và top 6 cách điều trị quai bị ở trẻ em

So với người lớn, trẻ em mắc bệnh quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị mà tự khỏi. Do đó, cha mẹ không thể xem thường khi con mình mắc quai bị, sẽ rất dễ dây biến chứng. Vậy, làm thế nào đề phòng bệnh quai bị và cách điều trị quai bị ở trẻ em? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

Xem thêm bài viết: Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh do virus trong tuyến nước bọt gây ra làm cho trẻ bị sưng và đau ở tuyến nước bọt, hoặc tuyến mang tai. Bệnh quai bị rất dễ lây khi tiếp xúc thông thường trong môi trường có virus gây bệnh, dễ lây nhiễm vào nhiều bộ phận trong cơ thể trẻ, chủ yếu là ở tuyến nước bọt gần mang tai. Tuyến này nằm ở 2 bên phía trước của tai, bên dưới gò má. Trẻ mắc quai bị sẽ sưng và đau ở khu vực tuyến nước bọt.

Trẻ mắc quai bị sẽ sưng 1 bên hoặc 2 bên má
Trẻ mắc quai bị sẽ sưng 1 bên hoặc 2 bên má

Hiện nay, trên thế giới chưa có cách nào điều trị bệnh quai bị, mà chỉ có cách phòng tránh, tăng sức đề kháng để trẻ không bị quai bị. Bệnh này sẽ tự khỏi trong khoảng từ 10-12 ngày. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia y tế, những ai đã từng mắc bệnh quai bị hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ hai. Vì sau lần mắc đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này suốt đời. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không vì thế mà lơ là. Vì quai bị dễ gây ra nhiều biến chứng khác.

Cha mẹ không được lơ là khi trẻ mắc quai bị
Cha mẹ không được lơ là khi trẻ mắc quai bị

Bệnh quai bị thường gặp nhiều nhất vào mùa xuân, đó là thời điểm chuyển giao thời tiết sang lạnh. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh quai bị. Do đó, hãy chăm sóc trẻ làm sao để có một cơ thẻ khỏe mạnh chống lại các bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

Sau khi trẻ nhiễm virus, các triệu chứng của quai bị sẽ xuất hiện trong 2 tuần sau đó. Hầu hết, trẻ đều gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, đau các cơ ở khu vực hàm, đau hàm, ho, sổ mũi, biếng ăn và sốt. Những triệu chứng này rất giống với bệnh cảm cúm nên cha mẹ phải theo dõi con đễ có hướng chữa trị cho đúng cách.

Trẻ có dấu hiệu sưng gò má, sốt,…
Trẻ có dấu hiệu sưng gò má, sốt,…

Sau khi mắc các triệu chứng trên, trong những ngày tiếp theo, trẻ sẽ sốt cao khoảng 39 độ C, tuyến nước bọt bị sưng. Đến giai đoạn này, trẻ sẽ có nguy cơ truyền virus cho người khác khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.

Tuy nhiên, không phải trẻ bị quai bị nào cũng phải có các triệu trứng trên. Có đến 1/3 trẻ không có triệu trứng hoặc các triệu trứng biệu hiện rất nhẹ và khó nhận ra. Khi trẻ mắc quai bị, cha mẹ nên cách ly trẻ để tránh lây lan cho những người xung quanh và ngược lại. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được cách ly thật an toàn.

Một số biến chứng của quai bị

Khi không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh quai bị rất dễ gây biến chứng sang những bộ phận khác của cơ thể như: não, hệ sinh sản.

  • Nếu mắc quai bị khi còn nhỏ, trẻ có khả năng bị điếc. Dù tỉ lệ thấp, chỉ 1/200.000 trẻ mắc bệnh nhưng nguy cơ là không tránh khỏi.
Trẻ mắc quai bị có khả năng bị điếc
Trẻ mắc quai bị có khả năng bị điếc
  • Quai bị sẽ tấn công và hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ có nguy cơ mắc viêm màng não, viêm não, dị tật não.
  • Quai bị có thể khiến các bé trai bị viêm tinh hoàn. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Do đó, cha mẹ hãy chăm sóc con thật tốt để trẻ phòng tránh được bệnh quai bị.

Top 6 cách điều trị quai bị ở trẻ em

Như chúng tôi nói ở trên, bệnh quai bị chưa có cách điều trị loại virus này. Do đó, cách điều trị quai bị ở trẻ em chủ yếu là xử lý các triệu chứng cho đến khi trẻ có hệ miễn dịch có khả năng chống lại bệnh mà thôi.

Khi trẻ mắc bệnh, cần điều trị bệnh quai bị ở trẻ em bằng 6 cách dưới đây:

  • Khi trẻ bị sốt, hãy lấy khăn ấm để lau qua người để hạ thân nhiệt cho trẻ. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh trong suốt thời gian mắc bệnh. Có thể dùng khăn ấm để áp vào khu vực tuyến nước bọt và má trẻ để giảm đau.
  • Nên cho trẻ ăn những món dễ nuốt, không phải nhai nhiều như: cháo, súp,… tránh chạm vào vết sưng trong vòm họng. Nếu quá đau, có thể ăn bằng ống hút.
  • Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước để giảm nhiệt độ. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng sức đề kháng như sữa, nước ép hoa quả,… Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để đỡ bị khô miệng.
Cho trẻ thăm khám kịp thời để phát hiện quai bị
Cho trẻ thăm khám kịp thời để phát hiện quai bị
  • Không cho trẻ chạy nhảy, nô đùa và hoạt động mạnh vì rất dễ dẫn đến các biến chứng xuống tinh hoàn.
  • Theo dõi thường xuyên các biểu hiện khi trẻ mắc quai bị. Khi trẻ bị choáng váng, nôn thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh quai bị và top 6 cách điều trị quai bị ở trẻ em. Quai bị chưa có cách điều trị virus này, do đó cha mẹ hãy chăm sóc trẻ và cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng chống lại bệnh quai bị một cách hiệu quả.

 

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button