Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh viêm tai ở trẻ em và top 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh cần biết

Một trong những căn bệnh phổ biến và khó điều trị ở trẻ nhỏ là bệnh viêm tai. Đặc biệt là căn bệnh viêm tai giữa. Khi trẻ đã mắc bệnh, bệnh thường tái phát nhiều lần và mất nhiều thời gian để chữa trị dứt điểm. Làm thế nào để phát hiện và phòng tránh căn bệnh viêm tai ở trẻ em? Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm: Bệnh viêm ruột ở trẻ em và top 5 loại bệnh viêm ruột thường gặp ở trẻ

Bệnh viêm tai ở trẻ em xuất hiện do nguyên nhân nào?

Viêm tai được xem là bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý nhiễm trùng tại tai của trẻ nhỏ. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn nhưng thường gặp hơn cả ở trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là:

Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khả năng miễn dịch, đề kháng kém. Vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, vi khuẩn gây ra tình trạng xung huyết sau đó là xuất hiện các ổ mủ. Cuối cùng các ổ mủ này vỡ ra gây dịch trong tai của trẻ.

Viêm tai ở trẻ nhỏ
Viêm tai ở trẻ nhỏ

Cấu trúc tai của bé chưa hoàn thiện, tai trong thông với mặt sau của cổ họng qua ống thính giác. Ống thính giác có chức năng mở ra cho chất bẩn, chất lỏng đi ra ngoài. Chính vì vậy, chất lỏng, tạp chất sẽ kẹt lại trong tai khi ống thính giác đóng dẫn đến tình trạng viêm tai, nhiễm trùng tai. Đặc biệt ở trẻ nhỏ ống thính giác có chiều dài ngắn hơn so với người lớn.  Dẫn đến dễ tắc hơn và bệnh viêm tai thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ là do nguyên nhân này.

Viêm tai còn kéo theo một số bệnh lý khác như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, ho có đờm..

Viêm tai dẫn tới ho có đờm, viêm họng….
Viêm tai dẫn tới ho có đờm, viêm họng….

Top 5 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai

Giống như nhiều bệnh lý khác, viêm tai cũng có những biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Chỉ cần nắm rõ các biểu hiện này kết hợp với việc quan sát bé thường xuyên, các bậc cha mẹ sẽ dễ phát hiện bệnh kịp thời.

  1. Trẻ sốt cao

Bệnh viêm tai khiến trẻ khó chịu, đau nhức, trẻ thường khó chịu kèm sốt cao lên tới 39 độ.

  1. Trẻ ngứa vùng tai

Nếu quan sát thấy trẻ hay kéo, ngứa phần vành tai thì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm tai. Viêm nhiễm khiến trẻ ngứa ngáy.

  1. Trẻ khó chịu

Viêm tai gây ra đau đớn khiến trẻ quấy khóc nhiều và trằn trọc. Ngay cả khi ngủ các cơn đau cũng diễn ra lan rộng khiến bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ.

Trẻ khó chịu khi bị viêm tai
Trẻ khó chịu khi bị viêm tai
  1. Trẻ biếng ăn

Đi kèm với các biểu hiện trên, hầu hết trẻ nhỏ đều có hiện tượng bỏ ăn, lượng ăn giảm và ăn không ngon miệng.

  1. Tai xuất hiện mủ

Khi bệnh đã vào giai đoạn nặng, cha mẹ có thể quan sát thấy hiện tượng tai trẻ có mủ, dung dịch lỏng chảy ra từ ống tai ngoài.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tai ở trẻ em

Đa số trẻ mắc bệnh viêm tai sẽ tự khỏi sau vài ngày khi bệnh ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên nếu các ổ viêm lan rộng, bệnh đã vào giai đoạn nặng thì cần có sự thăm khám, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh thường khó điều trị dứt điểm và hay tái phát trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Khi bệnh vào giai đoạn nặng nên cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời
Khi bệnh vào giai đoạn nặng nên cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời

Bệnh viêm tai thường trải qua ba giai đoạn chính là xung huyết, mưng mủ và vỡ mủ. Mỗi giai đoạn sẽ có một cách điều trị cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh và thể trạng của bé. Tuy nhiên khoảng 60% trẻ bị viêm tai do nguyên nhân chính là vi khuẩn xâm nhập và gây ra.

Trong quá trình chăm sóc bé bị viêm tai nên lưu ý cho bé sống trong môi trường thoáng mát, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Làm sạch phần tai bị viêm bằng nước muối sinh lý nhưng không tác động sâu, nên để mủ chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Ngoài ra tuyệt đối khi tắm, lau mặt cho bé không cho nước vào tai để tránh tình trạng bệnh thêm nặng. Về chế độ dinh dưỡng nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, bú mẹ nhiều lần hơn để hệ miễn dịch được cải thiện, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Cho trẻ ăn nhiều hoa quả sẽ giúp cải thiện sức đề kháng
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả sẽ giúp cải thiện sức đề kháng

Để phòng ngừa bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ cần hạn chế việc trẻ bị cảm lạnh, nên thường xuyên giữ ấm cơ thể của bé để nâng cao hệ miễn dịch. Nên cho bé ăn ở tư thế ngồi, tránh việc bé nôn trớ khiến sữa chảy vào tai. Tiêm chủng đầy đủ các mũi phế cầu, mũi phòng cúm để giảm và ngăn ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ. Ngoài ra cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc.

Bệnh viêm tai ở trẻ em khá phổ biến và dễ điều trị khi phát hiện bệnh kịp thời. Để tránh các biến chứng nguy hiểm mẹ cần phát hiện sớm để thăm khám cho trẻ cũng như đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt nhất. Hãy luôn nắm vững cho mình các thông tin cần thiết để phòng ngừa căn bệnh viêm tai ở trẻ mẹ nhé.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button