Top 7 các bệnh về tai ở trẻ em
Bệnh lý về tai không quá nguy hiểm nếu các mẹ biết được nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Trẻ em thường gặp các bệnh lý về tai, nhưng đa phần đều không quá nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu top 6 các bệnh về tai ở trẻ em phổ biến nhất.
Xem thêm: Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em
Chảy mủ tai
Bệnh chảy mủ tai là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân là do tai bị viêm, khi chỗ viêm trở nên quá nặng sẽ dẫn tới tình trạng chảy mủ. Nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ không thể khỏi dứt điểm và tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Muốn điều trị dứt điểm thì trước hết cần đưa bé đến khám tại những bác sĩ uy tín để nhận được đúng loại thuốc và phác đồ điều trị.
Ngoài ra, để giảm tình trạng mủ trong tai, bạn có thể làm như sau:
- Lấy bông ngoáy tai cho vào tai ngoáy nhẹ để làm khô
- Khi bông đầy mủ, chuyển que khác
- Sử dụng liên tục đến khi thấy hết mủ
- Nên lấy mủ thường xuyên để hạn chế việc mủ nhiều, gây khó khăn cho việc điều trị.
Điếc tai
Điếc tai là một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Có 2 loại là điếc tai bẩm sinh và điếc do mắc phải. Nguyên nhân điếc tai do mắc phải là do bé bị thủng màng nhĩ, nhiễm trùng hoặc chảy mủ. Từ đó thì dần dần trẻ sẽ bị điếc và không nghe được.
Để loại trừ bệnh này thì khi sinh bé, các mẹ nên cho con sàng lọc tai bẩm sinh. Ngoài ra trong quá trình phát triển của bé nên hạn chế cho bé sử dụng vật nhọn để ngoáy tai. Thêm vào đó, mẹ cũng nên để ý đến tai bé thường xuyên.
Viêm tai giữa
Căn bệnh này không chỉ bắt gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp cả ở người lớn. Căn bệnh này do nhiễm trùng vùng tai giữa với những triệu chứng như kém ăn, rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó là biểu hiện đau nhức tai, xuất hiện dịch mủ ở tai cùng mùi hôi.
Viêm tai giữa sẽ khiến bé vô cùng khó chịu khi mắc phải. Chưa kể có thể gây tiêu xương, thậm chí rối loạn ngôn ngữ hoặc thủng màng nhĩ. Khi xảy ra như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nghe của trẻ. Nặng hơn có thể gây nhiễm trùng tai.
Để loại bỏ căn bệnh này các mẹ cần theo dõi và kiểm tra bé liên tục, khi xuất hiện những biểu hiện trên cần lập tức đưa bé đến cơ sở uy tín để khám.
Viêm tai ngoài
Viêm tai cũng là căn bệnh dễ gặp. Nguyên nhân là do nhiễm trùng ống tai dẫn đến bị viêm. Khi trẻ mắc bệnh này sẽ có triệu chứng tai đau nhiều, nghe kém, ngứa tai và chảy dịch.
Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị thì bệnh dễ gây ảnh hưởng đến não bộ, gây suy giảm thính giác và có thể làm hoại tử các tế bào. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng phải phát hiện và điều trị kịp thời.
Rò luân nhĩ
Căn bệnh này có lẽ khá xa lạ với nhiều mẹ khi nhắc đến. Đây là một bệnh lý về tai và thường xảy ra ở vùng trước vành tai. Khi này vành tai sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ, lỗ này sẽ đi sâu vào trong để bám màng sụn. Bệnh sẽ có biểu hiện ngữa, tiết chất bã đầu màu trắng, rò dịch hôi.
Căn bệnh này thường ít gặp nhưng khá nguy hiểm. Khi mắc bệnh nếu không được chữa trị phù hợp sẽ bị biến chứng nguy hiểm cho tai, ảnh hưởng đến khả năng thính lực.
Nhiễm trùng tai ngoài
Nhiễm trùng tai ngoài cũng là một trong các loại bệnh về tai ở trẻ em thường gặp. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài có thể do tai bé bị ướt khi bơi hoặc tắm gội bằng xà phòng; do bé bị tác động mạnh dẫn đến nhiễm trùng; bé bị tràn nước vào tai;…
Khi mắc phải bệnh nhiễm trùng tai ngoài thì bé sẽ thấy đau tai, tấy đỏ, xuất hiện hiện tưởng chảy nước và ngứa trong tai.
Khi bắt gặp những biểu hiện này mẹ cần lưu ý đến trẻ để chữa trị kịp thời.
Nhiễm trùng tai giữa
Ngoài nhiễm trùng tai ngoài thì bệnh nhiễm trùng tai giữa cùng rất hay gặp. Khi mắc bệnh trẻ rất bị nhiễm trùng và lây lan từ cổ họng đến tai. Khi này bé sẽ bị đau, khóc và chán ăn khó chịu. Khi bị nặng bé có thể bị sốt.
Căn bệnh này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, bỏ ăn. Nếu sau một thời gian không phát hiện ra, bé sẽ dễ bị ảnh hưởng đến thính lực, nếu nặng bé thậm chí có thể bị điếc. Chính vì vậy các mẹ không nên coi thường căn bệnh này mà cần theo dõi sát sao và điều trị dứt điểm cho bé.
Nhiễm trùng tai giữa sẽ dễ dàng được chữa trị nếu kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách.
Với những thông tin trong bài viết, chúc bạn đọc sẽ nắm được các bệnh về tai ở trẻ em. Từ đó có cách phòng tránh và chữa trị cho bé kịp thời.