Bệnh Ở Trẻ Em

10 dấu hiệu nhận biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hiện nay bệnh này lại xuất hiện nhiều và ngày càng gia tăng vì thế các bậc cha mẹ nên có những kiến thức cần thiết về bệnh này nhằm phát hiện và điều trị sớm cho bé. Sau đây là những kiến thức được chúng tôi tổng hợp về Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị để cho các cha mẹ có thể tham khảo khi cần thiết.

Xem thêm: Bệnh ghẻ nước ở trẻ em và 3 phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Tự kỷ là chứng rối loạn mạn tính, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và phát triển hành vi cũng như khả năng học tập, giao tiếp và thích nghi của trẻ.

benh tu ky o tre em 01

Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ

Hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ là gì, nhưng theo một số nguyên cứu chỉ ra rằng có thể một số nguyên nhân sau gây bệnh:

  • Do những bất thường trong cấu trúc và chức năng của não bộ, sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra, tổn thương não bộ
  • Mẹ tiếp xúc với với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy…trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
  • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh tự kỷ ở trẻ

Ít tiếp xúc với xã hội: Đây là dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em được thể hiện rõ ràng nhất. Những biểu hiện đáng chú ý như chúng không tiếp xúc với mọi người bằng hành động, ánh mắt, trẻ 3 tháng chưa biết cười, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc môi trường xa lạ ở tháng thứ 8, hoặc trẻ còn không nhận biết được ai là người quan trọng như ba, mẹ hoặc những người thân trong gia đình.

benh tu ky o tre em 02

Có hành vi chống đối: những biểu hiện như tỏ ra sợ hãi hoặc giận dữ, kích động nếu các đồ dụng, vị trí của các đồ vật trong nhà bị thay đổi.

Khó khăn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ: biểu hiện như trẻ thường bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, âm thanh vô nghĩa hoặc những tiếng kêu lặp đi lặp lại. Bé phát âm, dùng sai cấu trúc câu từ, câu nói đơn điệu, ngắn và đôi khi không thể hiện được nội dung…

Hành vi lặp đi lặp lại: Nhảy, quay, lắc lư, xoay tròn ngón tay, đi trên ngón chân trong một thời gian dài. Thích lặp lại các thói quen, trật tự hay các nghi thức và rất khó khăn để thay đổi. Chơi với các bộ phận của đồ chơi thay vì toàn món đồ (ví dụ: quay bánh xe của một chiếc xe tải đồ chơi). Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng.

Thích chơi một mình các trẻ em tự kỷ thì lại chỉ thích chơi một mình trong không gian riêng với những đồ chơi đặc biệt như con búp bê, gấu bông, mèo,…nếu bị lấy đi trẻ sẽ lập tức phản ứng dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.

Rối loạn ăn uống bé có biểu hiện sớm như ói mửa, chán ăn, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể sẽ từ chối những thức ăn không được băm nhỏ hoặc chỉ thích các thức ăn từ sữa.

Vận động chậm bé có biểu hiện vận động chậm chạp do trẻ bị giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ.

Hành vi kỳ lạ trẻ có những hành vi kỳ lạ như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này có thể gián đoạn, tự chủ hoặc liên tục. Bên cạnh đó, trẻ còn có những hành vi tự gây thương tích

Khiếm khuyết về trí tuệ trí tuệ bé phát triển rất chậm, chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.

Gắn bó một cách bất thường trẻ chỉ gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác, chỉ quan tâm đến những chi tiết, hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó.

benh tu ky o tre em 03

Làm gì khi bé bị tự kỷ

Cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện và đưa trẻ đi bác sỹ để can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng tái hòa nhập, cơ hội trở lại cuộc sống bình thường của trẻ càng cao. Can thiệp sớm, phần nào giúp trẻ khi lớn lên có thể tự phục vụ một phần cho bản thân. Trẻ tự kỷ nhẹ sau điều trị có thể hòa nhập gần như hoàn toàn với xã hội.

Khi bé có những dấu hiệu bất thường ba mẹ nên cho bé đến thăm khám bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp điều trị cho bé đúng và phù hợp nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button