Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh thấp khớp ở trẻ em và top 5 dấu hiệu cảnh báo cần biết

Bệnh thấp khớp ở trẻ em là căn bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi, bệnh có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào mùa lạnh hoặc mùa mưa. Bệnh thường gặp ở trẻ sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thấp khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được cung cấp tới bạn đọc qua nội dung trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Bệnh còi xương ở trẻ em và 3 phương pháp điều trị hiệu quả

Thấp khớp ở trẻ nhỏ – những điều cần biết

Tình trạng bệnh lý ở vùng khớp lan dần ra một số cơ quan khác như da, thần kinh dẫn đến tình trạng viêm được gọi là bệnh thấp khớp.

Thấp khớp là bệnh lý phổ biến
Thấp khớp là bệnh lý phổ biến

Dấu hiệu ban đầu ở trẻ nhỏ khi bị thấp khớp là viêm họng, sốt. Sau thời gian ủ bệnh từ một tuần hai tuần bé bắt đầu sốt cao, nổi nhiều nốt đỏ trên da, các vùng khớp tay, chân, đầu gối đau và nóng đỏ. Bệnh thường kéo dài từ 5 – 7 ngày và tự biến mất, không để lại biến chứng hay ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Mặc dù không dẫn tới biến chứng và bệnh có thể tự khỏi sau khi điều trị nhưng nếu không điều trị hoàn toàn, bệnh thường xuyên tái phát và dẫn tới các bệnh lý, tổn thương cho tim. Bệnh gây ra những khó khăn cho trẻ khi thường xuyên đau họng, sốt cao, đau chân tay. Chưa kể đến, để điều trị bệnh thấp khớp ở trẻ em đòi hỏi thời gian dài. Có thể từ 5 đến 10 năm, thậm chí là suốt đời phụ thuộc vào dạng bệnh, diễn biến của bệnh.

Thời gian chữa trị khớp thường dai dẳng, kéo dài
Thời gian chữa trị khớp thường dai dẳng, kéo dài

Nhiều bạn đọc cảm thấy băn khoăn khi không biết nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh thấp khớp ở trẻ em. Thấp khớp cấp là một căn bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào chính các mô của cơ quan đó. Môi trường và các tác nhân di truyền góp phần nhỏ vào việc làm tăng diễn biến của bệnh. Hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không gây lây lan hay trẻ nhỏ cũng không thể bị lây từ người khác.

Cách điều trị bệnh thấp khớp ở trẻ em

Khi bị bệnh thấp khớp, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều, hạn chế các hoạt động để giảm các cơn đau tại khu vực khớp. Các hoạt động cần tránh như quỳ, chạy nhảy, ngồi xổm. ….

Các hoạt động mạnh tại vùng thấp khớp nên hạn chế
Các hoạt động mạnh tại vùng thấp khớp nên hạn chế

Các bậc phụ huynh còn có thể giảm đau cho trẻ bằng cách chườm đá để giảm sưng, đau. Lưu ý không chườm trực tiếp dễ gây bỏng lạnh.

Khi các cơn đau kéo dài, cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám để điều trị kịp thời. Tránh bệnh diễn biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các khớp khi bị tổn thương nặng nề có thể dẫn tới tình trạng tàn phế, mất khả năng hoạt động. Ngoài ra việc tìm đến một cơ sở khám chữa bệnh uy tín cũng đảm bảo được an toàn và thời gian chữa trị cho trẻ, chưa kể tới được việc tiết kiệm chi phí trong quá trình chữa trị.

Top 5 dấu hiệu cảnh bảo về căn bệnh thấp khớp cần biết

Để nhận biết sớm căn bệnh thấp khớp ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số dấu hiệu đặc trưng riêng cho căn bệnh này. Cụ thể như sau:

5 triệu chứng chính của bệnh: Viêm khớp, viêm tim, xuất hiện ban hồng, nốt mụn dưới da, múa vờn Sydenham.

5 triệu chứng phụ của bệnh: Sốt, đau họng, đau nhức tại các khớp, tốc độ lắng máu có xu hướng tăng, ECG dài ra.

Bệnh có ba thể chính bao gồm: thể viêm khớp ít, thể viêm đa khớp và thể hệ thống.

Bệnh gây đau khớp tại khuỷu tay, khủy chân, mắt cá
Bệnh gây đau khớp tại khuỷu tay, khủy chân, mắt cá

Thể viêm khớp ít: Số vị trí đau khớp thường nhỏ hơn 4, hay gặp ở vị trí khớp gối, khuỷu tay, mắt cá. Khoảng 50% trẻ bị viêm khớp dạng thấp thường gặp thể viêm khớp ít. Bệnh có tỉ lệ mắc cao hơn ở bé gái.

Thể viêm đa khớp: Số vị trí đau khớp xảy ra ở nhiều bộ phận như đầu gối, mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay… Tương tự như thể viêm khớp ít, bệnh cũng có xu hướng gặp nhiều hơn ở bé gái.

Bé gái có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn bé trai
Bé gái có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn bé trai

Thể hệ thống: Thể thấp khớp này chiếm tỉ lệ khoảng 20% ở trẻ bị khớp vô căn. Khác với hai thể thấp khớp ở trên, thể hệ thống có thể gặp cả ở bé trai và bé gái với tỷ lệ mắc bệnh như nhau. Bệnh có những biểu hiện ban đầu là sốt, phát ban và các khớp có biểu hiện đau.

Việc nắm rõ được các triệu chứng, biểu hiện của bệnh sẽ giúp các bệnh phụ huynh lưu tâm và phát hiện kịp thời căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ.

Bệnh thấp khớp ở trẻ em không hiếm gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về căn bệnh này để sớm phát hiện bệnh và điều trị nhanh chóng cho trẻ. Hãy luôn là một bậc phụ huynh thông thái trong quá trình đồng hành và phát triển cùng con yêu.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button