Cách Phòng Ngừa Bệnh Quai Bị Ở Trẻ và Triệu Chứng Bệnh
Bệnh quai bị là gì? Trẻ em bị quai bị có ảnh hưởng xấu đên sức khỏe hay không? Bệnh quai bị thường xảy ra ở những độ tuổi bao nhiêu? Đây là những câu hỏi mà bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn. Ngoài ra còn chia sẻ về nguyên nhân, cách nhận biết và cách phòng, điều trị bệnh quai bị ở trẻ em hợp lý.
Bệnh quai bị đó là do bệnh của virus gây nên và độ tuổi ở trẻ em hay gặp phải đó là từ 5 đến 10 tuổi. Bệnh này khá là nguy hiểm vì rất dễ xảy ra biến chứng và nhất là đối với cơ quan sinh sản người bệnh. Vậy thì cần trang bị những kiến thức, thông tin cần thiết cụ thể nào về bệnh quai bị ở trẻ em?
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị gây ra bởi virut Paramyxovirus hoặc do siêu vi. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gây thành dịch ở trẻ em. Bệnh thường sẽ xảy ra vào mùa Đông Xuân từ khoảng tháng 11 đến tháng 2 và thường xảy ra ở trẻ vào lứa tuổi bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.
Hình ảnh, biểu hiện ở trẻ em khi bị quai bi sẽ như thế nào?
Bệnh quai bị có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp và qua nước bọt của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Trẻ em thường hay mắc bệnh này, với những trẻ chưa được tiêm ngừa quai bị thì nguy cơ mắc càng cao. Ở người lớn khả năng nhiễm bệnh vẫn có, tuy nhiên tỉ lệ không cao.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Bệnh thường ủ bệnh sau 14-25 ngày mới phát dấu hiệu như có cảm giác khó chịu, ít ăn, bị sốt, đau họng và đau nhức ở góc hàm. Sinh hoạt trở nên khó khăn khó nói, khó nuốt, tuyến mang tai bị sưng lên dần dần trong 3 ngày liên tục rồi sau đó thì xẹp xuống trong 1 tuần, có thể bị sưng 1 bên hoặc cả 2 bên.
Ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng đầu tiên là sốt cao 38-38,5 độ, nhứt đầu, nôn và sưng tuyến nước bọt. Trong đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sưng tuyến mang tai, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ, da căng phồng lên nhưng không bị đỏ hay đau. Những cơn nhức đầu sẽ ngày càng nặng, miệng khô và khó nuốt khiến trẻ chán ăn, ngủ kém cũng như luôn mệt mỏi.
Hình ảnh triệu chứng biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em
Biến chứng của quai bị
Quai bị là bệnh không khó chữa hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Ở phụ nữ mang thai: dễ gây sẩy thai, sinh non hoặc biến dạng thai nhi. Ở trẻ có thể xảy ra một số biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm buồng trứng, viêm tuy và một số biến chứng nguy hại khác nếu không chữa kịp thờ. Tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì?
- Cách ly trẻ: đây là căn bệnh truyền nhiễm vì thế không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và những người có nguy cơ mắc bệnh. Tuyệt đối không đến những nơi tập trung nhiều dân cư như bệnh viện, trường học nơi có dịch quai bị.
- Kiêng gió và nước lạnh: gió và nước lạnh sẽ làm vùng mắc quai bị sưng và đau hơn vì thế đây là 2 yếu tố cần chú ý nhất khi chăm trẻ bị quai bị.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: tắm rửa để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Chú ý là tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường và không nên ngâm nước.
- Kiêng chua và đồ nếp: vị chua và đồ nếp sẽ kích thích tuyến nước bọt sẽ làm trẻ bị đau hơn. Tuy nhiên bạn có thể cho trẻ uống nước cam giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh bớt bịnh.
- Kiêng vận động mạnh: nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến tinh hoàn.
- Không tự ý dùng thuốc: thông thường quai bị nhẹ sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu bị sốt cao, hãy đi khám bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp.
Nên cho trẻ đi khám ngay khi có các biểu hiện khác biệt và nhận biết về bệnh quai bị
Cách chữa trị và phòng ngừa cho trẻ
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, vì thế cha mẹ nên chăm sóc bé đúng cách để trẻ mau hết bệnh. Chăm sóc bé với chế độ dinh dưỡng đầy đẩu dưỡng chất, nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ nhai. Tất cả các loại thịt cá nên chế biến thành cháo, súp để vừa dễ ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
Chích ngừa vecxin phòng ngừa quai bị cho trẻ hiệu quả
Cha mẹ có thể phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ em bằng cách cho trẻ chích ngừa quai bị cho trẻ khi bé được trên 12 tháng tuổi để phòng ngừa tốt nhất.
Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Ngừa Bệnh Quai Bị Ở Trẻ và Triệu Chứng Bệnh. Với các thông đầy đủ về bệnh quai bị như: Bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh, điều trị,…. Hãy lưu ý thêm về các bệnh ở trẻ em hơn nữa để có thể chăm sóc trẻ em một cách tốt nhất về sức khỏe, tinh thần, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện hơn.
Bấm xem và đọc để biết thêm các kiến thức của mình, đồng thời chia sẻ bài viết nếu thấy hay, hợp lý và đầy đủ thông tin.