Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh lỵ ở trẻ em và top 4 biểu hiện bệnh cần biết

Bệnh lỵ là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh mang tới sự mệt mỏi, mất nước ở trẻ do việc đi ngoài xảy ra liên tục trong nhiều ngày. Làm thế nào phòng tránh căn bệnh lỵ ở trẻ em cũng như giúp các bậc cha mẹ giảm nỗi lo lắng, hiểu rõ hơn về căn bệnh này? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có thêm cho mình thông tin về căn bệnh lỵ phổ biến.

Xem thêm: Top 6 cách chữa hóc xương cá ở trẻ em

Bệnh lỵ ở trẻ em là gì?

Bệnh lỵ hay còn có tên gọi khác là bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ruột ở trẻ em. Bệnh gây ra do ký sinh trùng hay vi khuẩn. Bệnh khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, trong phân có lẫn dịch nhày và máu. Tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày dẫn đến cơ thể trẻ bị mất nước và sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nểu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh lỵ khiến trẻ mệt mỏi do mất nước
Bệnh lỵ khiến trẻ mệt mỏi do mất nước   

Top 4 triệu chứng trẻ bị bệnh lỵ

Hầu hết trẻ bị bệnh kiết lỵ đều có những triệu chứng chung thường thấy như:

– Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, các lần gần nhau và liên tục. Trẻ luôn muốn có cảm giác đi ngoài thậm chí vừa đi xong.

– Trẻ có dấu hiệu đau quặn bụng mỗi lần đi ngoài. Số lần đi ngoài nhiều nhưng mỗi lần số lượng phân ít, lỏng, có lẫn dịch nhầy. Nhiều trẻ nặng hơn có lẫn máu tươi.

– Trẻ khóc, quấy khi đi ngoài. Sau khi đi ngoài giảm khóc và đau bụng. Bụng mềm hơn, đỡ chướng.

Trẻ quấy khóc, sốt do bệnh lỵ
Trẻ quấy khóc, sốt do bệnh lỵ

– Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ do cơ thể mất nước liên tục. Nhiều trẻ khi mất nước nặng hơn có thể hôn mê, ngủ li bì.

Có hai dạng bệnh lỵ chính thường gặp đó là:

Bệnh lỵ amip: Khi mắc chứng bệnh này trẻ xuất hiện các cơn đau bụng thành cơn, sốt nhẹ, cơ thể cảm thấy lạnh. Đồng thời trẻ đi ngoài nhiều lần, phân kèm nhầy và máu.

Bệnh ly trực trùng: Trẻ bị bệnh lỵ trực trùng sẽ sốt cao liên tục, đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân ở dạng lỏng kèm theo đau bụng. Một số trẻ còn có triệu chứng đau rát hậu môn, luôn có cảm giác muốn đi ngoài.

Cần cho trẻ thăm khám kịp thời khi có triệu chứng đi ngoài
Cần cho trẻ thăm khám kịp thời khi có triệu chứng đi ngoài

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên, các bệnh phụ huynh cần nhanh chóng cho đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh, sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm dạ dày, viêm ruột thừa….

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lỵ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng như hệ thống miễn dịch còn kém. Lợi khuẩn đường ruột ở trẻ còn yếu, hoạt động chưa hiệu quả nên khi vi khuẩn xâm nhập dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lỵ ở trẻ nhỏ đó là:

  • Bệnh gây ra do khuẩn Amip – loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ.
  • Trực khuẩn ngắn, bất động: Các loại trực khuẩn này thường gặp thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria,…
  • Trẻ ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, trong đó có bệnh lỵ.
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng gây bệnh lỵ
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng gây bệnh lỵ
  • Trẻ lây nhiễm bệnh lỵ từ các nguồn nước, rau củ , thức ăn bị ôi thiu.
  • Tiếp xúc với các động vật mang bệnh như mèo, chó….
  • Trẻ không giữ gìn vệ sinh cơ thể, tay chân trước khi ăn không rửa cũng có thể gây ra bệnh.

Điều trị bệnh lỵ ở trẻ nhỏ

Để phát hiện ra bệnh lỵ ở trẻ nhỏ cần dựa vào các dấu hiệu đã nêu trên, ngoài ra cần làm thêm các xét nghiệm phân và máu để tìm nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Từ đó mới có thể có cách chữa trị phù hợp. Chính vì vậy khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài nhiều kèm sốt cao, phân lẫn máu, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám. Việc tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng và dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.

Khi trẻ bị bệnh lỵ cần có chế độ chăm sóc phù hợp để tránh bệnh nặng hơn cũng như giúp trẻ tránh được sự mệt mỏi do mất nước nhiều. Chế độ dinh dưỡng cần có đủ 4 nhóm dưỡng chất chính vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa bù nước cho trẻ đó là chất xơ, vitamin, tinh bột và chất đạm.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ tăng sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ tăng sức đề kháng

Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng dễ tiêu cho tiêu hóa cũng như không gây áp lực lên dạ dày như cháo loãng, nước ổi, đậu xanh….

Ngoài ra các bữa ăn cần chia nhỏ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bổ sung các loại nước ép giàu vitamin C để tăng đề kháng, bù nước cho cơ thể.

Bệnh lỵ ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, vì vậy mỗi bậc cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để có thể phòng tránh và bảo vệ con yêu một cách tốt nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button