Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em và top 5 triệu chứng của bệnh
Là một căn bệnh khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng lupus ban đỏ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc biết được các thông tin về bệnh, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp các bệnh phụ huynh dễ dàng nhận biết căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em được cung cấp trong nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm: Ho khan và top 5 cách chữa ho khan ở trẻ em hiệu quả
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Bệnh lupus ban đỏ là tên gọi dành cho một loại bệnh gây ra viêm, tổn thương tại các vùng nội tạng, khớp và da. Không chỉ vậy. bệnh nguy hiểm do dẫn tới các biến chứng tới nhiều cơ quan như tim, não, phổi. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của cả người lớn và trẻ em khi mắc bệnh. Bệnh có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng, bệnh có thể gây tử vong ở người mắc phải.

Bệnh phổ biến nhất đối với trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Trong thời gian mắc bệnh, sẽ có những khoảng thời gian bệnh bùng phát và thuyên giảm.
Một số trẻ em khi mắc căn bệnh này thường có vấn đề về thận. Điều này khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và giảm khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn do những tổn thương tới các cơ quan khác mà bệnh mang lại. Một số trường hợp khi bệnh khỏi hoàn toàn, trẻ cần phải chữa thêm các biến chứng tại các cơ quan khác như thân, tim do biến chứng của bệnh gây ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em là do sự rối loạn hệ tự miễn dịch. Ở trẻ bị mắc bệnh, hệ thống tự miễn dịch tự tấn công các mô, tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Một số nguyên nhân khác gây bệnh như yếu tố di truyền, giới tính (nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn), yếu tố môi trường.

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ
Khác với nhiều loại bệnh khác, lupus ban đỏ có thể ủ bệnh trong nhiều ngày hoặc xuất hiện đột ngột. Khi bùng phát, bệnh gây ra ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh không thống nhất ở mỗi người bệnh và bệnh có xu hướng nặng hơn vào mùa đông. Top 5 triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đó là:
– Trẻ mệt mỏi, giảm cân, sốt, viêm loét miệng. Các khớp, cơ xuất hiện các cơn đau. Ở các bé gái đã dậy thì, bệnh thường kèm theo triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Các triệu chứng này thường gặp ở khoảng 90% bệnh nhân khi bị lupus ban đỏ. Tuy nhiên các triệu chứng này không đặc trưng, người bệnh dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác khiến bệnh không được phát hiện kịp thời.

– Bệnh nhân xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, hình cánh bướm trên mặt, ban đỏ ở hai gò má và phần sống mũi. Biểu hiện này xuất hiện ở khoảng 75% trẻ em bị mắc bệnh lupus ban đỏ.
– Ở giai đoạn nặng, người bệnh còn có các tổn thương ở thần kinh, nội tạng như tràn dịch màng phổi, viêm cầu thận, tâm thần rối loạn, thiếu máu, co giật….

– Các biểu hiện bệnh trên xuất hiện không liên tục, thường thuyên giảm rồi lại bùng phát.
– Ở giai đoạn mới phát bệnh, các triệu chứng bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thường phải vài năm sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bệnh mới được phát hiện.
Các cách điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Lupus ban đỏ ở cả trẻ em và người lớn đều gây nguy hiểm do bệnh chưa có cách điều trị hoàn toàn. Hiện nay có một số cách chữa trị để làm giảm triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân dựa trên các yếu tố như:
- Mức độ của bệnh
- Các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng
- Độ tuổi của trẻ và tiền sử bệnh lý ở trẻ
- Mức độ đáp ứng thuốc và các liệu pháp điều trị.

Nếu bệnh ở thể nhẹ việc điều trị có thể không cần thiết, trẻ sẽ được chỉ định dùng các thuốc kháng viêm để giảm cơn đau tại vùng khớp. Ngoài ra có thể thực hiện một số biện pháp sau để bệnh thuyên giảm. Đó là:
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
– Khi bị nhiễm trùng da cần nhanh chóng điều trị.
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ban đêm cần ngủ tối thiểu từ 8 – 10 giờ.
– Thoa kem chống nắng và hạn chế ra ngoài từ 10 giờ đến 17 giờ. Cần bảo vệ da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bệnh không nặng thêm.

– Sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể.
– Đặc biệt, trẻ em bị lupus ban đỏ không nên tiêm chủng thủy đậu, sởi, quai bị và không uống vắc xin bại liệt. Hãy kiểm tra kỹ các mũi tiêm và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Thông tin về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em đã được cung cấp đầy đủ tới bạn đọc. Hi vọng các bậc cha mẹ đã có cho mình các thông tin cần thiết để sớm phát hiện căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ.