Top 3 dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em
Tình trạng khô mắt ở trẻ em đang có xu hướng tăng ở nước ta. Nguyên nhân chính là do mẹ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé, nhất là vitamin A. Điều này đã gây ra những hậu quả khôn lường trong sự phát triển của con trẻ sau này. Chính vì thế, hôm nay, mình sẽ chia sẻ top 3 dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em để giúp các mẹ đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất.
Xem thêm: Bệnh não úng thủy ở trẻ em có nguy hiểm hay không, nguyên nhân và cách chữa trị
Vai trò chính của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Vitamin A là vi chất đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Trước hết là giúp bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác hiệu quả. Bảo vệ các biểu mô trong cơ thể bé như giác mạc, niêm mạc, tuyến đường bọt… Khi trẻ bị thiếu hụt vitamin A sẽ làm các biểu mô này bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Ngoài là nguồn dinh dưỡng giúp bé yêu phát triển toàn diện, vitamin A còn hỗ trợ hệ miễn dịch của bé. Từ đó giúp bé có thể chống lại các tác nhân xấu từ môi trường cũng như do thời tiết thay đổi. Vitamin A đóng một vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc tế bào thị giác nên giúp bé có thị lực tốt hơn.
Các dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em, mẹ không nên bỏ qua
Việc cha mẹ trang bị các kiến thức về dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em thực sự rất cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp mẹ đưa ra các biện pháp thích hợp và thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé có đôi mắt sáng hơn. Dưới đây là 3 dấu hiệu sớm của bệnh này để mẹ có thể tham khảo.
Quáng gà
Đây được xem là dấu hiệu sớm nhất của chứng bệnh khô mắt ở trẻ em. Lúc này, mắt của bé sẽ bị suy giảm trong môi trường thiếu ánh sáng và hay vấp phải đồ vật trong nhà. Theo dân gian thì vào khoảng thời gian chập tối, gà sẽ lên chuồng ngủ vì mắt của chúng bị yếu đi.
Theo đó, khi trẻ bị quáng gà thường sẽ không nhìn rõ đồ vật và hay lần theo tường để đi. Đối với trẻ lớn thường ngồi yên một chỗ ở góc nhà và không dám chạy đùa nghịch cùng bạn bè. Khi ăn, trẻ sẽ xảy ra tình trạng xúc thức ăn ra ngoài và cảm thấy mệt mỏi. Đối với trẻ nhỏ hơn thì có thể nhầm tưởng người khác là mẹ mình.
Khô lòng trắng mắt
Khi trẻ bị thiếu vitamin A, lòng trắng mắt sẽ trở nên khô, sừng hóa và mất đi độ bóng sáng. Nguyên nhân là do các thực thể ở phần trước nhãn cầu bị thay đổi. Sau một thời gian, lòng trắng mắt của bé sẽ trở nên mờ đục, đổi sang màu vàng nhạt và nhăn nheo. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy những đám bọt nhỏ như bọt xà phòngvà lúc này trẻ thường hay chớp mắt mỗi khi ra sáng.
Khô lòng đen
Đây là biểu hiện mà lòng đen mắt của bé sẽ mờ đục như tấm kính bị bám hơi nước. Bởi do nhu mô bị nhiễm tế bào viêm và bị khô giác mạc. Do đó, nếu không điều trị kịp thời thì chỉ trong vài ngày, lòng đen mắt của bé sẽ bị loét ra và mắt bị thủng, nhiễm khuẩn.
Đến giai đoạn mắt bị nhiễm khuẩn, mẹ mới đưa bé đi chữa bệnh đã quá muộn. Vì khả năng giác mạc để lại sẹo rất cao và trẻ có thể bị mù lòa mắt. Đôi khi còn khoét bỏ nhãn cầu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt ở trẻ em
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khô mắt ở trẻ em là do bé thiếu vitamin A. Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh không được trang bị đầy đủ kiến thức về cách bổ sung dinh dưỡng cho bé. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt đi sự cân bằng trong 4 nhóm dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, trường hợp trẻ bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng thì nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng. Khi trẻ mắc một số bệnh như tiêu chảy, sởi, nhiễm trùng tiết niệu… cũng sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin A và dẫn đến tình trạng khô giác mạc.
Cách phòng bệnh khô mắt ở trẻ em
- Trong 6 tháng tuổi đầu, cho bé bú sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ vitamin A cho trẻ
- Cho trẻ uống vitamin A 6 tháng 1 lần
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng và bổ sung vitamin A qua việc chế biến các món ăn từ thịt, lòng đỏ trứng, rau củ quả có màu vàng cam.
- Đưa trẻ đến các trạm y tế ở địa phương để được bổ sung vitamin A liều cao.
- Khi trẻ 9 tháng tuổi, đưa bé tới trung tâm y tế để tiêm phòng bệnh sởi. Từ đó giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở trẻ.
Trên đây đã chia sẻ top 3 dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em. Qua đó, đây là vấn đề rất quan trọng mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên biết. Từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý và đảm bảo đủ 4 chất để bé yêu phát triển toàn diện và có đôi mắt sáng hơn.