Bệnh đau dạ dày ở trẻ em và 6 cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bệnh đau dạ dày là căn bệnh thường gặp phổ biến hiện nay, tỉ lệ dân số mắc bệnh dạ dày ở Việt Nam khá cao và có xu hướng ngày càng tăng. Trẻ em cũng mắc phải bệnh đau dạ dày và cha mẹ cần quan tâm chữa trị sớm để tránh những biến chứng gây nguy hiểm. Bài viết này tổng hợp những kiến thức cần biết về bệnh đau dạ dày ở trẻ em và 6 cách chữa đau dạ dày cho trẻ nhỏ ở nhà hiệu quả phụ huynh nên tham khảo khi cần thiết.
Xem thêm: Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ
Những triệu chứng đau dạ dày
Dưới đây là những triệu chứng chứng tỏ bé có khả năng mắc phải bệnh dạ dày các mẹ nên lưu ý để cho trẻ đi chuẩn đoán bệnh để can thiệp điều trị sớm.
Đau bụng
Đau bụng là một triệu chứng bình thường của đường tiêu hóa và có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên kêu đau bụng không đi đại tiện và thường đau ở vùng thượng vị thì nên lưu ý có thể trẻ bị đau dạ dày.
Với trẻ lớn từ 10-16 tuổi cảm giác đau dạ dày giống người lớn như đau âm ỉ, sau đó lan rộng ra các vùng lân cận, nhất là sau khi ăn xong hoặc lúc đói. Đối với nhóm trẻ nhỏ hơn, biểu hiện của đau bụng rất giống với hiện tượng giun chui vào ống mật như cơn đau diễn ra đột ngột, sờ vào bụng thấy có khối u, bên phải bụng đau như bị kim châm.
Buồn nôn
Buồn nôn và nôn là triệu chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bình thường trẻ sẽ có dấu hiệu nôn đi nôn lại kèm theo hiện tượng chán ăn. Lúc này, trẻ có dấu hiệu sụt cân, cơ thể xanh xao và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài sau thời gian sẽ gây nên nhiều biến chứng như có thể gây xuất huyết tiêu hóa và trẻ chậm phát triển.
Biếng ăn
Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, lười ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên
Thường xuyên ợ hơi, khó tiêu
Đầy hơi và ợ chua là dấu hiệu viêm dạ dày phổ biến ở trẻ. Do dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua. Nếu như không được điều trị sớm, bé có thể bị viêm loét dạ dày nặng đến chảy máu.
7 cách chữa trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ ở nhà có hiệu quả
Nếu trẻ bị bệnh nhẹ có thể chưa cần dùng đến thuốc thì cha mẹ có thể áp dụng 7 cách sau:
-
Chườm ấm
Biện pháp này được thực hiện trên nguyên lý lợi dụng sự tác động cùa nhiệt độ làm máu lưu thông ở vùng bụng dễ dàng hơn. Những cơn đau sẽ bớt dần và còn hỗ trợ được cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
-
Xoa bụng, massage bụng
Thông qua các động tác xoa bụng nhẹ nhàng để hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp các triệu chứng đau dạ dày giảm đáng kể. Các động tác mát xa được thực hiện như sau:
Dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, cảm giác đau sẽ giảm bớt, có thể xoa một ít dầu lên bụng bé khi xoa để có kết quả tốt hơn.
-
Dùng sữa chua
Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp thúc đẩy và cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn nên cho trẻ dùng sữa chua mỗi ngày với lượng vừa phải để hạn chế tình trạng đau dạ dày.
-
Dùng hỗn hợp mật ong và gừng
Chúng ta có thể kết hợp gừng và mật ong để giảm đau dạ dày cho bé. Trong mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn kháng viêm giúp giảm những cơn đau và giúp chữa lành những tổn thương do bệnh đau dạ dày gây ra. Trong gừng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng hoạt chất Oloresin Tecpen có tác dụng giảm đau, chống viêm, trung hòa acid hiệu quả. Việc kết hợp 2 nguyên liệu tự nhiên này thành một liều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

-
Mật ong và quế
Bênh cạnh công dụng của mật ong thì quế cũng có tác dụng rất tốt. Đó là trong quế có chứa tinh dầu có khả năng làm ấm bụng, kháng viêm, kháng khuẩn làm giảm đau dạ dày rất tốt. vì thế hỗn hợp mật ong và quế rất tốt để chữa bệnh đau dạ dày.
-
Dùng bơ
Trong quả bơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các axit amin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, nó còn giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Bạn có thể cho bé dùng một lượng bơ vừa đủ mỗi ngày là cách làm dịu dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu.
Và chú ý rằng khi bạn đã dùng những cách trên nhưng tình trạng bệnh của bé không giảm, bạn nên cho bé gặp bác sỹ để chuẩn đoán và điều trị theo lời khuyên.
Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày ở trẻ
- Cho trẻ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, chế độ ăn phong phú và đổi món thường xuyên. Chọn nguồn thực phẩm an toàn.
- Không ép bé ăn, những bé ăn ít, mau no thì nên chia thực đơn làm nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày. Tránh tạo áp lực khi bé ăn để trẻ không bị stress trong bữa ăn không tốt cho dạ dày
- Hướng dẫn bé vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không hôn trực tiếp lên miệng bé, tuyệt đối không nhai rồi bón cho bé

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ hi vọng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con mình đúng cách nhất.