Dây Thần Kinh Ngoại Biên

Dây Thần Kinh Ngoại Biên Là Gì?


dây thần kinh ngoại biên là hệ thần kinh ngoại vi (biên). Chúng là gì? Cùng DamiLama sẽ tìm hiểu về một số các kiến thức căn bản về khái niệm và các vấn đề mô phỏng dưới dây.

Hệ thần kinh ngoại vi (HTKNV), tiếng Anh peripheral nervous system, là một phần của hệ thần kinh, bao gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Chức năng chính của HTKNV là liên kết hệ thần kinh trung ương (HTKTƯ) với các chi và cơ quan. Không giống như HTKTƯ, HTKNV không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ hoặc bởi hàng rào máu não nên nó dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài. HTKNV được chia ra thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ, một số giáo trình cho rằng bao gồm cả hệ giác quan.

Dây thần kinh sọ não trừ thần kinh sọ não II, dây thần kinh thị giác cùng võng mạc, cũng thuộc HTKNV. Dây thần kinh sọ não II không phải là dây thần kinh ngoại vi thực sự nhưng là một phần của não trung gian. Hạch thần kinh sọ não bắt đầu từ HTKTƯ. Tuy nhiên, 11 sợi trục dây thần kinh sọ não còn lại kéo dài vượt qua não và do đó được coi là một phần của HTKNV.


Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh gì?


Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác.

Hiện đã có hơn 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên được xác định. Tất cả đều có đặc trưng về triệu chứng, mô hình phát triển và tiên lượng bệnh riêng.


Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên là gì?


1. Đau và tê
2. Các vấn đề về cơ bắp
3. Các vấn đề về tiêu hóa và tim mạch
4. Những triệu chứng khác
+ Vấn đề tình dục
+ Vấn đề bàng quang


Nguyên nhân nào gây ra bệnh thần kinh ngoại biên?


Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm:

+ Chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh;
+ Các nguyên nhân chuyển hoá bao gồm đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh porphyria và thiếu vitamin B;
+ Các nguyên nhân do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, bệnh sarcoidose và bệnh đa xơ cứng;
+ Các nguyên nhân do nhiễm trùng bao gồm HIV/AIDS, virus herpes, virus thuỷ đậu (đau thần kinh hậu herpes), bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai;
+ Bệnh ung thư dây thần kinh hiếm gặp cũng có thể gây bệnh thần kinh.

Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh là nghiện rượu, hoá trị, sử dụng isoniazid, metronidazole và kim loại nặng (thạch tín).


Cách Phòng tránh bệnh tích cực nhất mọi người đều có thể tự làm đươc.


Bạn hoàn toàn có thể hạn chế khả năng mắc phải các loại bệnh đau dây thần kinh ngoại biên cho bản thân, nếu chú ý quan tâm một chút đến chăm sóc và điều chỉnh các thói quen cơ thể:

+ Ăn uống lành mạnh, đủ chất.
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các loại chất độc, chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu.
+ Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, hãy chăm sóc đặc biệt cho đôi bàn chân.
+ Biết kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể mình.


Phòng ngừa và điều trị bệnh thần kinh ngoại vi tham khảo


Điều trị nguyên nhân có thể phòng ngừa sự tiến triển và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh. Nguyên tắc điều trị chung gồm chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh dây thần kinh.

Điều trị đau do bệnh dây thần kinh bằng nội khoa thường khó khăn. Các loại giảm đau đơn giản gồm acetaminophen và các NSADI thường không hiệu quả. Điều trị thuốc gốc á phiện còn đang bàn cãi và chỉ có hiệu quả một phần, chỉ nên dùng nếu các phương pháp khác thất bại.

Điều trị đau với phương thuốc hỗ trợ gồm thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Các thuốc amitriptylin, nortriptylin hay desipramin thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ, sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tác dụng phụ gồm buồn ngủ thường ở liều giới hạn, nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm mới (các thuốc ức chế sự giữ lại chọn lọc serotonin) không có hiệu quả, ngoại trừ có thể là venlafaxin. Các thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carmabazepin và gabapetin. Carbamazepin và phenyltoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn. Cabapentin có hiệu quả trong các rối loạn đau do bệnh dây thần kinh khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra hiệu quả khi điều trị với lamotrigin và topiramate. Các liều lượng nghiên cứu cho tất cả các thuốc chống co giật thường thấp hơn hay trong giới hạn điều trị thuốc chống co giật. Các điều trị thuốc khác gồm mexiletin và các thuốc chống co cứng. Thuốc thoa với kem capsaicin đem lại đặc thù một cảm giác nóng lúc đầu tại vùng bị bệnh và sau khi dùng đều đặn có thể làm giảm đau.

Hạ huyết áp tư thế trong bệnh dây thần kinh với rối loạn hệ thống thần kinh thực vật (dysautonomia) có thể được cải thiện với các điều trị nội khoa và các phương pháp không dùng thuốc. Các loại tất thun dài, tốt nhất là cao đến thắt lưng có thể phòng ngừa được bệnh hạ huyết áp ở tư thế đứng. Điều trị nội khoa gồm fludrocortison cho tác dụng giữ nước và muối. Các bệnh nhân có nguy cơ cao huyết áp khi ngủ ở vị trí nằm ngửa có thể sử dụng midodrin nhưng không nên uống dưới 4 tiếng trước khi ngủ. Bệnh nhân nên nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hơn là tư thế nằm thẳng ra để tránh đỉnh áp huyết vào ban đêm và giảm hao mòn muối, nước trong khi ngủ.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.


Xem thêm các thông tin và bài viết khác với đá muối himalaya damilama:

+ Tê hai ngón tay út và áp út biểu hiện của bệnh gì?

+ Tê đầu ngón tay dấu hiệu của bệnh gì?

+ Tê lòng bàn tay bàn chân và cách điều trị thế nào?

+ Enzyme là gì?


P.s: Nếu bạn bị viêm hoặc các bệnh liên quan đến dây thần kinh ngoại biên và đang trong quá trình điều trị thì có thể hỏi thăm ý kiến và tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng đặt chân lên hộp đá muối himalaya để có thể giúp cải thiện tình trạng phụ hồi được nhanh hơn. Và nếu muốn tìm hiểu về đông y trị bệnh thì tham khảo tại các bài thuốc đông y cũng sẽ giúp ích cho bệnh tình này rất nhiều.


Bên Dưới Là Một Số Các Bệnh Lý Liên Quan Đến Dây Thần Kinh Ngoại Biên:

Back to top button
Close
Close
Call Now Button